Cây trôm mủ
Tên gọi: Có tên khoa học là Sterculia foetida L, thuộc họ Trôm (Sterculiaceac). Cây Trôm còn có tên là cây Cốc (vì trái giống cái mõ), ở miền Trung người ta gọi là cây gạo. Loài cây này có nguồn gốc tự nhiên ở vùng nhiệt đới trên thế giới. Vì thế, cây có đặc tính ưa sáng, ẩm đặc biệt thích hợp với vùng có thời tiết khí hậu khô hạn. Cây Trôm sinh trưởng tốt trên các loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, ẩm, thoát nước tốt. Các loại đất có thành phần cơ giới nặng, thoát nước kém hay đất bí chặt, đất có độ đá lẫn hơn 40% ít thích hợp cho việc trồng Trôm. Trôm sinh trưởng tốt trong điều kiện nhiệt độ trung bình năm từ 24oC – 33oC.
Vườn ươm cây trôm mủ
Đặc điểm hình thái: Cây gỗ trung bình đến lớn cao khoảng 15-20m, đường kính tới 50-60cm, thân hình trụ, gốc có múi, vỏ màu nâu đậm, phân cành cao, mập, gãy khúc, tán rộng, dày. Lá kép chân vịt có từ 5-9 lá, cuống ngắn dày 1cm. Lá dài 30cm, màu xanh lục đậm, bóng nhẵn, có nơi rụng vào mùa khô, gân bên xếp song song nổi rõ cả 2 mặt. Cuống chung dài 10-20cm, mảnh. Cụm hoa dạng chuỳ, xuất hiện cùng với lá non. Hoa tạp tính, có mùi hơi hôi, lá đài màu đỏ mặt trong, có ít lông mép. Nhị đực và bầu trên 1 cột, mang 1-15 bao phấn. Bầu có 5 lá noãn. Hoa nở vào tháng 2-3, quả chín tháng 10-12. Quả gồm 1-5 ngăn, hình trứng, dài đến 10cm, đầu hơi nhọn. Vách quả dày, cứng hoá gỗ, màu đỏ sau chuyển qua đen. Hạt nhiều, 10-15 hạt/ quả, thuôn dài 1,8-2cm, màu đen bóng.
Cây trôm mủ cho trái trĩu nặng
Thu hoạch: Gọi là cây trôm mủ hay mủ trôm bởi khi thu hoạch người ta sẽ thu thành phẩm là mủ, loại nhựa chiết xuất từ thân cây trôm. Cây trôm được trồng khoảng từ 4 - 5 tuổi là có thể bắt đầu thu hoạch mủ. Khi thu hoạch dùng dao cạo bỏ vỏ cây một đoạn khoảng 50 cm, sau đó đục dọc theo thân cây nhiều rãnh nhỏ ( hoặc đục vào vỏ cây nhiều lỗ tròn ở nhiều vị trí khác nhau từ 5-10cm, lỗ nhiều hay ít tùy theo đường kính của cây to hay nhỏ) rồi dùng nilong quấn kín để khi mủ tiết ra không bị dơ hoặc rơi xuống đất. Cứ như thế sau 7 ngày thì có thể tháo nilong ra và thu hoạch mủ trôm tươi. Nhìn thì không khó nhưng khi thu hoạch mủ trôm cần sự kiên nhẫn và khéo léo, phải làm sao tránh được bụi vì mủ trôm là dịch tiết ra từ cây có dạng thạch đặc, vón thành từng cục rất nhờn nên nếu bị bám bẩn thì rất khó lấy ra và làm giảm đi chất lượng mủ. Sau khi thu hoạch xong thì khoảng 1 tháng sau, đoạn cây được thu hoạch sẽ liền trở lại, có thể cạo vỏ thu hoạch tiếp, cứ thế mà nơi cây được thu hoạch nhiều lần sẽ to hơn những đoạn còn lại. Sau khi thu hoạch phải đem phơi từ 3-4 nắng mà nắng tốt thì chất lượng mới được ngon. Một ki-lô-gam mủ trôm tươi sau khi phơi khô thì chỉ còn lại khoảng nửa kí, thế nhưng khi ngâm vào nước thì sẽ lại nở ra rất nhiều.
Thu hoạch mủ trôm từ cây trôm
Công dụng tuyệt vời của cây trôm mủ
Có thể nói, cây mủ trôm đem lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người, ngày nay mủ trôm được xem như quà tặng mà thiên nhiên ưu ái ban cho con người. Mủ nhựa trôm thiên nhiên có tác dụng thanh nhiệt giải độc và cung cấp nhiều chất xơ, mát gan, cung cấp nhiều khoáng chất vi lượng tốt cho da và máu. Nhựa mủ trôm bổ dưỡng, làm mát gan, thanh nhiệt, trị chứng đầy hơi (hạ khí), làm cho làn da tươi đẹp, đồng thời làm giảm stress, mệt mỏi căng thẳng. Giá trị lớn nhất của cây trôm là mủ, loại nguyên liệu cần thiết trong công nghiệp chế biến nước giải khát. Mủ trôm chứa nhiều khoáng chất như Mg, K, Zn, Fe, Na và Ca ở dạng hữu cơ giúp thanh nhiệt cơ thể, chống lão hóa, tiêu chảy, đặc biệt trị táo bón rất tốt.
Mủ trôm sau khi đem phơi khô thu được thành phẩm
Mủ trôm khi chế biến thành nước giải khát, thường được ví ăn ngon như yến vậy, cực kì mát lành, tốt cho sức khỏe. Cây trôm mọc nhiều ở vùng rừng khu vực Vĩnh Tân (Bình Thuận) hay Ninh Phước, Thuận Nam (Ninh Thuận), người dân địa phương khi đi rừng thường khai thác mủ trôm đem về chế biến làm thức uống và đang được phát triển làm mỹ phẩm đẹp chính là kem mủ trôm trị nám. Theo đông y, mủ trôm có vị ngọt, tính mát, có nhiều vi lượng, hàm lượng khoáng chất cao vì thế ngoài chức năng thanh nhiệt, mủ trôm còn là vị thuốc chữa các bệnh về tiêu hóa rất tốt. Không những thế mủ trôm còn có khả năng chữa được các bệnh như xơ gan, kiết lỵ, mụm nhọt nhờ vào hợp chất polysaccaride phân tử cao.
Nước chanh mủ trôm - Detox thanh lọc cơ thể
Không những thế cây trôm còn được trồng để lấy gỗ. Gỗ cây trôm dùng trong xây dựng, xẻ ván, đóng đồ mộc, dễ gia công chế biến. Vỏ làm thuốc lợi tiểu và có chất nhầy làm săn da. Lá làm thuốc kháng sinh, tiêu viêm, nhuận tràng. Hạt có dầu béo, màu vàng nhạt, dịu có tác dụng nhuận tràng, lợi trung tiện, chữa ghẻ, thắp sáng, có thể ăn được và xay bột làm nhân bánh. Cũng là cây gỗ lớn, thường xanh, tán rậm được trồng trên đường phố, trong công viên, là cây xanh tạo cảnh quan và bóng mát rất được ưa chuộng. Có thể nói hầu như các bộ phần nào của cây trôm mủ cũng đều như đem lại cho con người vô vàn những lợi ích tuyệt vời.
Trái trôm khi chín có màu đỏ, lâu dần chuyển thành màu đen
Lưu ý khi sử dụng
Mủ trôm tuy có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe là vậy nhưng khi sử dụng cần lưu ý:
Không đun nấu, chế biến mủ trôm ở nhiệt độ cao vì sẽ làm mất tác dụng của nó và cũng không nên ngâm mủ trôm với nước nóng. Khi ngâm mủ trôm, cần chú ý chờ mủ trương nở hoàn toàn rồi mới đem sử dụng để tránh tắc ruột.
Không nên uống mủ trôm cùng lúc với các loại thuốc khác (cách sau ít nhất 1 giờ để tránh ngộ độc thuốc). Phụ nữ có thai và cho con bú, người bị khối u trong ruột hay người bị lạnh bụng cũng không nên dùng.
Mủ trôm tuy thanh mát là thế, nhưng không nên lạm dụng để tránh bị tiêu chảy và các tác dụng phụ, mỗi ngày chỉ nên dùng khoảng 200ml nước mủ trôm đã ngâm nở (từ khoảng 1g bột).
Đối với dầu được làm từ hạt trôm, thí nghiệm trên ruồi cho thấy khi tiêu thụ hàng ngày ở nồng độ cao sẽ làm giảm tuổi thọ. Kết quả thí nghiệm trên chuột cũng cho thấy chế độ ăn chứa 3 % dầu trôm trong 16 hoặc 20 tuần gây ra sự chậm trễ khả năng sinh sản.
Sử dụng mủ trôm đúng cách sẽ giúp cơ thể trở nên khỏa mạnh hơn
Vườn ươm Đồng Nam Bộ - Cơ sở phân phối giống cây mủ trôm cho chất lượng vượt trội
Cây Trôm là loại cây đa mục đích, có giá trị kinh tế cao, rất phù hợp trồng trên vùng đồi, núi đất khô hạn. Hơn nữa, cây trôm là loài cây dễ trồng. Bà con nông dân chỉ vất vả lúc cây còn nhỏ, giai đoạn cần chú ý tăng cường tưới nước, bón phân cho cây khỏe. Giờ đây bạn có thể rút ngắn thời hạn gieo hạt bởi Vườn ươm Đông Nam Bộ hiện nay là đơn vị cung cấp và phân phối giống cây trôm mủ uy tín, chất lượng tại Đồng Nai. Được trồng và chăm sóc trong mô hình chuyên nghiệp cho nên cây con phát triển rất nhanh và khỏe mạnh. Không chỉ cung cấp các loại cây giống ăn quả, cây lâm nghiệp mà còn giúp người nông dân có thêm nhiều lựa chọn từ những loại cây trồng, hạt giống khác. Cây Trôm mủ hiện nay được bà con nhà nông đưa vào trồng trọt bởi lợi nhuận mà Trôm mủ những năm gần đây đem lại khá cao. Liên hệ với cơ sở cung cấp giống cây tại Vườn ươm Đông Nam Bộ để nhận được tư vấn, hỗ trợ và báo giá sản phẩm nhanh chóng.
VƯỜN ƯƠM ĐÔNG NAM BỘ
Địa chỉ : Tổ 5, KP 3, Thị trấn Trảng Bom, Đồng Nai
Điện thoại: 0919 990 576
Email : duong.dongnambo@gmail.com
Website : www.giongcaytrongvina.com
www.caygiongmiennam.com
Thông tin khác
- » Cây công trình- mỹ quan giữa lòng thành phố (13.12.2019)
- » Hạt gai dầu và những lợi ích không tưởng mà nó mang lại cho bạn (06.12.2019)
- » Vườn ươm Đông Nam Bộ - Cơ sở phân phối giống cây ăn quả đảm bảo chất lượng tại Đồng Nai (03.12.2019)
- » Dịch vụ quản trị trang web chất lượng tại tp.Hồ Chí Minh (28.08.2019)
- » Mỹ công bố 12 loại rau củ quả nhiều thuốc trừ sâu nhất (22.04.2018)
- » 5 Bước để tạo ra một bài viết chuẩn SEO (12.10.2017)
- » Trồng cây là đầu tư cho tương lai của cuộc sống (12.05.2017)
- » Vai trò của Rừng với biến đổi khí hậu (06.05.2017)