VƯỜN ƯƠM ĐÔNG NAM BỘ

Kỹ Thuật Nhân Giống Keo Lai Bằng Phương Pháp Giâm Hom - VƯỜN ƯƠM ĐÔNG NAM BỘ
Cây kèn hồng
Cây hoa sữa
Cây giá ty ( Tếch )
Cây giáng hương
Cây mãng cầu xiêm Thái Lan
Cây chuông vàng
Hạt gai dầu
Hạt chùm ngây
Cây gỗ trắc
Thông đuôi ngựa
KEO LAI GIÂM HOM
Cây cam
Cây bằng lăng
Cây bò cạp vàng ( Muồng hoàng yến )
Cây xoài
Keo tai tượng
Cây gõ đỏ
Thu hái hạt Cây Sưa Đỏ
Hạt Giống Bàng Đài Loan
HẠT TRẮC ĐỎ
CÂY BẠCH ĐÀN
CÂY BẰNG LĂNG TÍM
CÂY GÕ MẬT
CẨM LAI BÀ RỊA
CÂY SƯA ĐỎ
CÂY CĂM XE
Cây cẩm lai đồng nai
Cây giá tỵ (tếch)
Cây Bưởi Da xanh
Cây Chanh không hạt
Cây Mận Tam hoa
Cây Mít nghệ tứ quý
Mít Nghệ Siêu Sớm
Mít Thái Lá Bàng
Vú Sữa Lò Rèn
Xoài Cát Hòa Lộc
Xoài Thái Lan
Cây Trôm Mủ

Hỗ trợ trực tuyến

Mr.Dương:  0919 990 576

Tin tức

Hoa kèn hồng – cô gái mộng mơ giữa lòng Sài Gòn
Chia tay với hương xuân...
Bạn có biết cái tên Chùm ngây? Những khám phá tuyệt vời từ một loài rau
“Chùm ngây –...
Bạn có được lợi ích gì khi trồng cây keo lâm nghiệp ?
Chuyện trồng cây lâm...
Hoa sữa - loài hoa mang thu về với Hà Nội
“ Mùa hoa sữa rơi,...
Giống xoài Thái Lan và món xôi xoài cực đã thèm
“Có một loại xoài...
Cây Chuông Vàng - Ấn tượng về một loài hoa cho sắc vàng rực rỡ như nắng
  “Để tôi...
Mách bạn cách tăng năng suất cây trồng bằng những bí quyết ươm và chăm sóc hạt giống hiệu quả
"Hạt giống muốn nảy...
Giống Mận Tam Hoa - Loại cây ăn trái cho quả căng mọng, hấp dẫn giàu dinh dưỡng
“Vào mùa hè...
Bằng lăng làm đẹp cho đường phố và những giá trị mà bạn không ngờ tới
"Cây bằng lăng nước...
Cây Trôm mủ -
“Trưa hè ngồi dưới...
Cây công trình- mỹ quan giữa lòng thành phố
Trong cuộc sống hiện đại...
Hạt gai dầu và những lợi ích không tưởng mà nó mang lại cho bạn
Ngày nay, cây gai...
Vườn ươm Đông Nam Bộ - Cơ sở phân phối giống cây ăn quả đảm bảo chất lượng tại Đồng Nai
"Vườn ươm Đông...
Dịch vụ quản trị trang web chất lượng tại tp.Hồ Chí Minh
Bạn đang xem bài viết...
Mỹ công bố 12 loại rau củ quả nhiều thuốc trừ sâu nhất
Một lần nữa, dâu tây đứng...
5 Bước để tạo ra một bài viết chuẩn SEO
Bạn đang xem bài viết 5 Bước...
Trồng cây là đầu tư cho tương lai của cuộc sống
 Nghị sĩ châu Á-Thái...
Rừng gỗ trắc độc nhất vô nhị ở Việt Nam kêu cứu
Rừng đặc dụng Đắc Uy...
Thương lái Trung Quốc gom gỗ trắc giá 10 triệu/kg
Người buôn gỗ ở làng...
Tìm hiểu về gỗ trắc đỏ.
Trên thị trường hiện...
Cận cảnh cây sưa 50 tỷ trong vụ đánh nhau chảy máu đầu tại cuộc họp ở Bắc Ninh
Cây sưa 200 năm tuổi...
Hơn 1.000 tỷ đồng giảm ô nhiễm cho bãi rác Đa Phước
TP HCM sẽ chi hơn 1.000 tỷ...
Đẩy mạnh phát triển gắn với bảo vệ rừng
Chi cục Lâm nghiệp tỉnh...
Biến đổi khí hậu gây khó khăn cho lâm nghiệp
Do biến đổi khí hậu,...
Tỷ lệ cây lâm nghiệp và cây lâu năm tại Bình Dương đạt 57%
Sáng 4-12, Sở nông...
Đưa mảng xanh vào sân trường
Trồng nhiều loại cây...
Trồng 10.500 cây xanh tại di tích đường Hồ Chí Minh trên biển
Trên 10.000 cây xanh...

Kỹ Thuật Nhân Giống Keo Lai Bằng Phương Pháp Giâm Hom

22-04-2018

Keo lai là tên gọi của giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng (Acacia mangium) và Keo lá tràm (Acacia auriculiformis).

Đây là giống có nhiều đặc điểm hình thái trung gian giữa bố và mẹ, đồng thời có ưu thế lai rõ rệt về sinh trưởng nhanh, có hiệu suất bột giấy, độ bền cơ học và độ trắng của giấy cao hơn hẳn các loài bố mẹ, có khả năng cố định đạm khí quyển trong đất nhờ các nốt sần ở hệ rễ. Giống Keo lai này đã được phát hiện ở một số tỉnh vùng Đông Nam bộ, ở Ba Vì (Hà Tây) và một số tỉnh khác và được Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam nghiên cứu khảo nghiệm thành công. Qua nhân giống bằng hom và khảo nghiệm dòng vô tính, Trung tâm đã chọn được một số dòng cây lai có ưu thế lai và các tính chất ưu việt khác. Vì vậy việc đưa nhanh các dòng vô tính này vào sản xuất sẽ góp phần đáng kể vào việc tăng năng suất rừng và cải thiện điều kiện đất đai ở những vùng đồi núi trọc.

1. Xây dựng vườn giống lấy hom (Vườn nhân)

Vườn giống lấy hom keo lai được gây trồng trên đất vườn gần khu nhân giống tạo cây con bằng hom. Diện tích vườn giống lấy hom bằng 1/800 - 1/1000 diện tích trồng rừng Keo lai hàng năm của đơn vị. Cây trồng trong vườn giống lấy hom là các dòng Keo lai cấy mô hay đời F1 do các đơn vị đảm bảo cung cấp vì đã được chọn lọc và qua khảo nghiệm khẳng định tính ưu trội hơn bố mẹ và các dòng khác. Chọn đất xây dựng vườn giống lấy hom có thành phần cơ giới nhẹ, tầng đất dầy và thoát nước tốt.

Phương pháp làm đất là cày bừa toàn diện 2 lần sau đó cày rạch hàng. Tùy điều kiện địa hình và quy mô vườn giống mà cây giống trong mỗi dòng vô tính được trồng theo hàng hoặc theo khối riêng rẽ và phải có biển ghi rõ số hiệu từng dòng, phân lô rõ ràng để dễ quản lý.

Cây giống lấy hom được trồng theo hàng với cự ly 0,6 x 0,5 m. Trước khi trồng bón lót mỗi hố 2 kg phân chuồng hoai và 100g NPK hoặc 300g phân lân hữu cơ vi sinh Sông Gianh. Mùa trồng cây giống vào đầu mùa mưa, đối với điều kiện có tưới chủ động thì trồng được với mọi thời điểm. Cây giống phải được chăm sóc bảo vệ cẩn thận, không để sâu bệnh, người và gia súc phá hoại. Chung quanh vườn cây giống phải có hàng rào, hàng tháng định kỳ làm cỏ vun gốc cho cây giống. Sau 3 năm (đối với cây hom F1) và sau 5 năm (đối với cây mô), khi cây giống đã qua nhiều lần cắt hom không còn sinh trưởng tốt nữa thì phải gây trồng vườn giống mới một năm trước khi hủy vườn giống cũ.

2. Cắt tạo chồi cho cây giống

Tạo chồi lần đầu cho cây giống bằng cách dùng kéo sắc cắt ngang cây ở độ cao cách mặt đất 70 cm. Gốc cây đã cắt được khử trùng bằng thuốc Ben lát – C nồng độ 0,15% (1,5g thuốc pha trong 1 lít nước) hoặc Ben lát-C nồng độ 0,3%. Việc cắt tạo chồi lần đầu cho cây giống nên kết hợp với việc lấy hom giâm để tận dụng hom. Mùa cắt tạo chồi lần đầu thích hợp là cuối mùa khô đầu mùa mưa.Trước mõi đợt cắt hom, nên tưới đẫm nước để cây nhanh tạo chồi mới. Sau đó, hàng năm cuối mùa sinh trưởng phải đốn tạo chồi và làm trẻ hóa cây giống. Sau khi cắt đốn tiến hành xới đất quanh gốc cây, làm cỏ toàn diện, bón thúc mỗi cây 50g NPK hay 100g phân lân hữu cơ vi sinh Sông Gianh và tưới đủ ẩm cho cây.

3. Xây dựng khu giâm hom (Vườn ươm)

Khu giâm hom là nơi để sản xuất và huấn luyện cây hom cho các yêu cầu trồng rừng. Khu giâm hom được xây dựng có mái che bằng lưới nilon che nắng có độ che 60% cao cách mặt đất 2,2 m và chung quanh có bao che bằng bạt nhựa trong đến độ cao 1,5 m. Hiện nay, giâm hom keo lai được áp dụng theo quy trình mới: giâm hom ngoài đồng ruộng, không có lưới nilon che sáng, phía trong khu giâm hom là các luống giâm hom cách nhau 40 cm và có đường đi lại thuận tiện. Nền luống giâm hom có chiều rộng 1,4m, chiều dài thì tùy theo địa hình cho phép và chiều cao 6 – 10 cm, dễ thoát nước. Giữa các luống đặt ống của hệ thống tưới phun tự động. Trong luống giâm hom tưới bằng hệ thống tưới phun tự động với vòi phun cao 35 cm đặt cách nhau 1 m. Béc phun được chọn lựa để sử dụng là loại béc phun sương.

4. Kỹ thuật cắt cành và giâm hom

Dùng kéo hoặc dao sắc để cắt cành từ vườn giống lấy hom. Việc cắt cành phải tiến hành vào buổi sáng. Cành đã cắt phải được bảo quản nơi râm mát hoặc ngâm gốc cành vào nước. Khi cắt cành phải để lại ở phần gốc ít nhất 2 đôi lá hoặc 2 chồi ngủ. Những cành có nhiều chồi phụ chưa thể làm hom thì cần được giữ lại để cắt lần sau. Tùy mức độ phát triển của cành mà quyết định thời gian cắt đợt tiếp theo. Cắt cành đầu vụ thì sau đó 1 - 1,5 tháng có thể cách 15 - 20 ngày cắt một lần.

Cắt cành xong phải dọn vệ sinh gốc bằng cách phun Ben lát – C với nồng độ 0,15%, xới xáo đất quanh gốc và bón thúc, nếu trời khô hanh phải tưới nước đủ ẩm cho cây. Cành đã cắt ra sẽ dùng kéo sắc cắt thành hom để giâm. Chiều dài hom 4 - 7cm, mỗi hom có 1-2 lá và phải cắt bớt 2/3 diện tích phiến lá. Hom đã cắt được ngâm ngay vào dung dịch Ben lát – C với nồng độ 0,15% trong 1 giờ, sau đó vớt ra chấm vào hỗn hợp có chứa chất kích thích ra rễ IBA (400 ppm) và cấy ngay vào chính giữa bầu đã chuẩn bị sẵn trên luống giâm, mỗi bầu cấy 1 hom. Độ sâu cấy hom khoảng 2 - 3 cm. Hom cắt lần nào phải cấy ngay lần ấy, không được để hom qua đêm. Thành phần túi bầu gồm mùn dừa 30% và đất phù sa 70%. Túi vô bầu nên chọn túi nilon có kích thước 12 mm x 7 mm được đục 4 – 6 lỗ. Trước khi cấy phải phun Ben lát-C 0,3% vào luống bầu để khử trùng.

5. Mùa giâm hom

Mùa giâm hom phụ thuộc vào mùa trồng cây của từng vùng. Ở Miền Nam mùa giâm hom thường bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 9. Nguyên tắc chung là giâm hom phải được thực hiện trước khi trồng rừng 3 tháng, nếu giâm hom trước quá lâu thì phải có biện pháp hãm cây.

6. Chăm sóc hom giâm và cây hom

- Tưới ẩm cho hom giâm bằng hệ thống tưới phun tự động. Giai đoạn đầu giâm hom, thời gian giữa hai lần phun cách nhau 2-3 phút mỗi lần phun từ 15-20 giây. Giai đoạn hom có rễ và có lá mới, thời gian giữa hai lần phun cách nhau 3- 4 phút, mỗi lần phun từ 15-20 giây. Sau đó khoảng cách giữa 2 lần phun giảm dần.

- Sau khi giâm hom 1,5 - 2 tháng thì tiến hành đảo bầu và lựa cây, xếp cây có chiều cao tương đồng theo cùng khu vực. Khi đảo bầu, phải lợp lưới che nắng. Khi cây đã sống ổn định thì tháo bỏ lưới che và chăm sóc cây. Định kỳ 15 ngày xới đất phá váng 1 lần, nhổ sạch cỏ, tưới thúc bằng NPK nồng độ 1% và tưới đủ ẩm tuỳ theo điều kiện thời tiết cụ thể. Phun thuốc dung dịch Benlát – C 0,15% hoặc Benlát - C 0,3% định kỳ 10 ngày 1 lần để phòng nấm cho cây con. Trong quá trình nuôi cây hom phải kịp thời bấm tỉa các chồi bất định, trên mỗi cây hom chỉ để một chồi phát triển.