VƯỜN ƯƠM ĐÔNG NAM BỘ

Kỹ thuật trồng và nhân giống cây bơ sáp - VƯỜN ƯƠM ĐÔNG NAM BỘ
Cây kèn hồng
Cây hoa sữa
Cây giá ty ( Tếch )
Cây giáng hương
Cây mãng cầu xiêm Thái Lan
Cây chuông vàng
Hạt gai dầu
Hạt chùm ngây
Cây gỗ trắc
Thông đuôi ngựa
KEO LAI GIÂM HOM
Cây cam
Cây bằng lăng
Cây bò cạp vàng ( Muồng hoàng yến )
Cây xoài
Keo tai tượng
Cây gõ đỏ
Thu hái hạt Cây Sưa Đỏ
Hạt Giống Bàng Đài Loan
HẠT TRẮC ĐỎ
CÂY BẠCH ĐÀN
CÂY BẰNG LĂNG TÍM
CÂY GÕ MẬT
CẨM LAI BÀ RỊA
CÂY SƯA ĐỎ
CÂY CĂM XE
Cây cẩm lai đồng nai
Cây giá tỵ (tếch)
Cây Bưởi Da xanh
Cây Chanh không hạt
Cây Mận Tam hoa
Cây Mít nghệ tứ quý
Mít Nghệ Siêu Sớm
Mít Thái Lá Bàng
Vú Sữa Lò Rèn
Xoài Cát Hòa Lộc
Xoài Thái Lan
Cây Trôm Mủ

Hỗ trợ trực tuyến

Mr.Dương:  0919 990 576

Tin tức

Hoa kèn hồng – cô gái mộng mơ giữa lòng Sài Gòn
Chia tay với hương xuân...
Bạn có biết cái tên Chùm ngây? Những khám phá tuyệt vời từ một loài rau
“Chùm ngây –...
Bạn có được lợi ích gì khi trồng cây keo lâm nghiệp ?
Chuyện trồng cây lâm...
Hoa sữa - loài hoa mang thu về với Hà Nội
“ Mùa hoa sữa rơi,...
Giống xoài Thái Lan và món xôi xoài cực đã thèm
“Có một loại xoài...
Cây Chuông Vàng - Ấn tượng về một loài hoa cho sắc vàng rực rỡ như nắng
  “Để tôi...
Mách bạn cách tăng năng suất cây trồng bằng những bí quyết ươm và chăm sóc hạt giống hiệu quả
"Hạt giống muốn nảy...
Giống Mận Tam Hoa - Loại cây ăn trái cho quả căng mọng, hấp dẫn giàu dinh dưỡng
“Vào mùa hè...
Bằng lăng làm đẹp cho đường phố và những giá trị mà bạn không ngờ tới
"Cây bằng lăng nước...
Cây Trôm mủ -
“Trưa hè ngồi dưới...
Cây công trình- mỹ quan giữa lòng thành phố
Trong cuộc sống hiện đại...
Hạt gai dầu và những lợi ích không tưởng mà nó mang lại cho bạn
Ngày nay, cây gai...
Vườn ươm Đông Nam Bộ - Cơ sở phân phối giống cây ăn quả đảm bảo chất lượng tại Đồng Nai
"Vườn ươm Đông...
Dịch vụ quản trị trang web chất lượng tại tp.Hồ Chí Minh
Bạn đang xem bài viết...
Mỹ công bố 12 loại rau củ quả nhiều thuốc trừ sâu nhất
Một lần nữa, dâu tây đứng...
5 Bước để tạo ra một bài viết chuẩn SEO
Bạn đang xem bài viết 5 Bước...
Trồng cây là đầu tư cho tương lai của cuộc sống
 Nghị sĩ châu Á-Thái...
Rừng gỗ trắc độc nhất vô nhị ở Việt Nam kêu cứu
Rừng đặc dụng Đắc Uy...
Thương lái Trung Quốc gom gỗ trắc giá 10 triệu/kg
Người buôn gỗ ở làng...
Tìm hiểu về gỗ trắc đỏ.
Trên thị trường hiện...
Cận cảnh cây sưa 50 tỷ trong vụ đánh nhau chảy máu đầu tại cuộc họp ở Bắc Ninh
Cây sưa 200 năm tuổi...
Hơn 1.000 tỷ đồng giảm ô nhiễm cho bãi rác Đa Phước
TP HCM sẽ chi hơn 1.000 tỷ...
Đẩy mạnh phát triển gắn với bảo vệ rừng
Chi cục Lâm nghiệp tỉnh...
Biến đổi khí hậu gây khó khăn cho lâm nghiệp
Do biến đổi khí hậu,...
Tỷ lệ cây lâm nghiệp và cây lâu năm tại Bình Dương đạt 57%
Sáng 4-12, Sở nông...
Đưa mảng xanh vào sân trường
Trồng nhiều loại cây...
Trồng 10.500 cây xanh tại di tích đường Hồ Chí Minh trên biển
Trên 10.000 cây xanh...

Kỹ thuật trồng và nhân giống cây bơ sáp

20-12-2015

 hay lê dầu (danh pháp hai phầnPersea americana) là một loại cây có nguồn gốc từ Mexico và Trung Mỹ, được phân loại thực vật có hoahai lá mầm, họ Lauraceae. Con người biết ăn trái cây bơ từ xưa, bằng chứng là người ta tìm thấy bình nước hình trái bơ từ trước thời đại Inca tại tỉnh Chan Chan Trung Mỹ

I. Phương pháp nhân giống Bơ
Cây bơ có tính tạp giao rất mạnh giữa các giống nên vấn đề nhân giống hữu tính (bằng hạt) không phải là phương pháp tối ưu. Do đó vấn đề đặt ra cho công tác giống cây bơ là tìm ra các phương pháp nhân giống vô tính có hiệu quả nhất. Có thể kể đến các phương pháp sau:
1. Giâm cành: Phương pháp này đã được nghiên cứu thực hiện. Cây bơ có thể ra rễ và có thể không cần phun sương mù, nhưng kỹ thuật phức tạp chưa thông dụng và phổ biến nên cách làm này ít áp dụng
2. Chiết rễ: Theo Nguyễn Cao Ban (1956), bơ có thể nhân giống vô tính bằng cách chiết rễ. Cách làm như sau: trên mặt đất, chung quanh gốc cây mẹ, chọn những rễ có đường kính cỡ 1cm, khía một đoạn vỏ, tách bỏ để làm gián đoạn mạch dẫn. Sau một thời gian, đoạn rễ sẽ đâm chồi và được đánh đi trồng. Phương pháp này sẽ làm tốn sức cây mẹ, gây bệnh cho rễ và hệ số nhân giống thấp nên ít khi áp dụng.
3. Ghép cây: kỹ thuật đơn giản như đối với một số loại cây ăn quả khác. Thường áp dụng hai cách ghép mắt và ghép cành; nếu ghép cành thì cành ghép thường là cành có ngọn. Tỷ lệ sống của phương pháp ghép này thường đạt 70-90%. Tốt hơn hết nên chọn những giống kháng bệnh thối gốc rễ làm gốc ghép để đạt hiệu quả kinh tế cao trong việc nhân giống trồng trên quy mô lớn. Ngoài việc phối trí để có bộ giống thích hợp, cần chọn cây mẹ lấy cành ghép có các đặc điểm năng suất cao và ổn định, không có xu hướng ra trái quá sức, trái cỡ vừa, phẩm chất ngon, thích nghi với khí hậu địa phương, có khả năng kháng bệnh...
Trong các phương pháp nhân giống vô tính cây bơ trên đây, phương pháp ghép cây hiện nay được xem là phổ biến và có hiệu quả nhất.
II. Cách trồng và chăm sóc bơ
Bơ là cây to, đặc biệt giống bơ Ăngti, nên ở các vùng thấp như­ Đông Nam Bộ, nên trồng cách nhau 8m, 10m. ở Lâm Đồng, Đắc Lắc độ cao 400 - 500 m trở lên có thể trồng dày hơn một chút.
Khí hậu miền Nam nói chung là nóng và ẩm và trồng bơ trư­ớc hết phải chú ý vấn đề thoát nư­ớc, vậy nên chọn các đất dốc. Khi bỏ phân vào hố, phải dùng phân hoai, sạch vì bơ rất dễ bị bệnh Phytophtora và phân chưa hoai, có thể mang mầm bệnh. Phải đào hố vào khoảng tr­ước Tết, để trồng vào đầu mùa m­ưa, đất kịp ải, phân kịp hoai, cây khoẻ ít bệnh. Trồng xong, phải chăm t­ưới những ngày đầu để cây bơ chóng bắt rễ. Bơ có bộ rễ ăn nông, nên mặt đất phải sạch cỏ.
Những năm đầu cây còn nhỏ, có thể trồng xen một số cây hàng năm chỉ làm cỏ quanh gốc. ở miền Nam, mùa khô gay gắt, nên những năm đầu tủ gốc bằng rơm rạ, cỏ khô, xơ dừa, vừa chống cỏ, vừa giữ ẩm.
1. Tưới nước: chỉ cần vào mùa khô, vì quả lớn trong vụ khô. Bơ dễ bị bệnh rễ, tránh t­ưới bồn là ph­ương pháp vẫn dùng ở miền Nam mà chỉ dùng vòi, tốt nhất là phun mưa nh­ưng với l­ượng nư­ớc vừa phải.
2. Phân bón: rất cần vì bơ lấy đi từ đất nhiều chất dinh dưỡng. Theo Avilon (1986) một sản lư­ợng bơ là 14.386 kg/ha lấy đi khoảng 40kg N, 25kg P2O5, 60kg K2O, 11,2kg CaO và 9,2kg MgO. Phân đạm th­ường có tác dụng lớn nhất đối với bơ. Nói chung, bơ non ch­a ra quả thì bón NPK theo tỷ lệ 1:1:1 và cây lớn có quả thì tỷ lệ đó là 2:1:2.
Bón phân chuồng bao giờ cũng có lợi và bón vào sau vụ thu hoạch tháng 7, 8. L­ượng bón khoảng 10 tấn/ha và vẫn phải bón phân hoai.
3. Đốn tỉa: chủ yếu là vườn ương, với mục đích tạo hình, những giống bơ chủng Ăngti, sinh trưởng ngọn mạnh nên bấm ngọn, tạo cành khung khoẻ.
Khi cây đã lớn, đương ra quả không nên đốn nhiều vì làm giảm sản l­ượng. Chỉ cắt bỏ những cành sâu bệnh, những cành vượt mọc từ thân chính, cành gãy do gió mạnh, do mang nhiều quả. Cũng có những cây bơ chủng Ăngti mọc quá cao khó thu hoạch, phải đốn ngọn, cho phát triển về chiều ngang.
4. Phòng trừ sâu bệnh:
- Sâu: không gây thiệt hại nghiêm trọng. Một số bọ trĩ hại lá, rệp sáp hút nhựa, mọt đục thân và cành khung, trên quả có nhện đỏ. Thiệt hại thường nhẹ. Phòng trị không mấy khó khăn, nh­ưng phải phát hiện sớm, năng thăm vườn .
- Bệnh: bệnh nguy hiểm nhất cần cảnh giác là bệnh thối rễ do nấm Phytophtora gây ra. Cây bơ trồng trên đất nặng khó thoát nước, trên đất pH cao hay bị bệnh nhất. Đã có nhiều tìm tòi về các phương pháp phòng trị vì bệnh này gây hại lớn, làm chết cả cây và từng mảng vườn.
- Cách trị triệt để: tìm các gốc ghép chống bệnh, nhưng đến nay chư­a có kết quả cụ thể. Có gốc ghép chống chịu đ­ược nhưng tiếp hợp khó khăn; có gốc ghép tiếp hợp dễ nhưng chống bệnh yếu.
- Phòng trị hoá học: Trong thời gian 1970 đến 1974 ở Viện Quả Hải ngoại của Pháp dùng Dixono t­ới vào gốc một số cây, theo từng thời kỳ đã đ­ược xác định trước, số cây chết có giảm đi nhưng vẫn chưa ngăn cản được bệnh. Dùng Ridomil trộn với đất tr­ước khi trồng (1g chất hữu hiệu cho 10 kg đất, hoặc tưới lên mắt đất quanh cây bơ con chư­a ra quả có thể phòng đ­ược bệnh thối rễ ít nhất 4 tháng.
Để phòng bệnh thối rễ do Phytophtora, nên áp dụng các biện pháp tổng hợp sau đây:
- Chọn giống, tìm các gốc ghép chống chịu.
- Dùng các hoá chất diệt nấm phun lên cây (phun và trộn với đất để làm cho nấm phát triển chậm lại).
- Chọn đất kết cấu tốt, thoát nước nhanh, pH = 6 hoặc dưới 1 chút.
- Trồng bằng cây giống không bệnh.
- Nước tưới cây sạch, không tưới thẳng vào gốc cây.
- Trồng cây trên những ụ đất cao hơn chung quanh khoảng 30 cm.
- Phát hiện trên thân cây gần mặt đất những vết thối do nấm thì cạo sạch. Quét vôi trộn phèn xanh hoặc thuốc chống nấm.
5. Thu hoạch - tiêu thụ:
Xác định thời gian thu hoạch bơ khó vì quả bơ chín không khác gì quả bơ xanh, trừ tr­ường hợp ở một số giống vỏ chuyển sang màu đỏ. Thu hoạch bơ xanh, dù để lâu không chín thêm, vỏ chỉ răn lại, thịt không mềm, mà cứng như cao su. Ng­ười trồng bơ thường chờ đến khi có vài ba quả tự rụng rồi hái hết cây, chỉ để lại những quả bé, vỏ còn xanh. Phương pháp này tuy chưa chính xác nh­ưng dễ áp dụng. ở các trại thí nghiệm xác định độ chín bằng cách phân tích tỷ lệ dầu, rồi đối chiếu với tỷ lệ dầu khi chín để thu hoạch. Cũng có thể xác định tỷ lệ chất khô (105oC trong 3 giờ).

Thu hoạch bằng sào, bằng rọ. Có khi ngư­ời ta leo lên cây rồi rung từng cành nhỏ. Quả nào chín thì rụng.
Quả bơ không chín trên cây. Sau khi thu hoạch tuỳ điều kiện, có thể bảo quản đ­ược một thời gian dài hay ngắn, như­ng cũng không quá vài tuần lễ.
Độ nhiệt bảo quản từ 5 - 13oC tuỳ giống. Giống chịu lạnh bảo quản ở nhiệt độ thấp, giống không chịu lạnh, ở độ nhiệt cao hơn. Độ ẩm không khí nơi bảo quản giữ trong giới hạn 85 - 90%.
Trước khi bán cho ng­ười tiêu dùng phải cho quả bơ chín ở độ nhiệt cao hơn ở nơi bảo quản.

ở nhiệt độ 20oC bơ chín sau 6 - 12 ngày, ở độ nhiệt 25 - 27oC quả chín sau 5 - 7 ngày